Lập trình Ngôn ngữ Tư duy NLP – Cánh cửa đến thành công

TỔNG QUAN VỀ NLP

Câu chuyện NLP

Năm 1972, Richard Bandler (lúc đó là nhà tâm lý học tại Đại học California, Santa Cruz) và John Grinder (trợ giảng ngôn ngữ học) đã băn khoăn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đơn giản:

+ Trong một lĩnh vực nào đó,tại sao một số người rất xuất sắc trong khi một số khác lại không?
+ Điều gì khiến cho họ trở nên khác nhay và điều gì khiến học hành động khác nhau?

Để trả lời câu hỏi này, họ liên kết những kiến thức đã có và bắt đầu phát triển một phương pháp gọi là “Ngôn ngữ của sự thay đổi” (Language of Change). Họ tập trung nghiên cứu 3 cá nhân độc đáo:

+ Fritz Perls, một nhà liệu pháp tâm lý, người sáng lập Trường Liệu pháp Gestalt (Gestalt School of Therapy);
+ Virginia Satir, một nhà liệu pháp gia đình tài năng;
+ Milton Erickson, nhà tâm lý học và nhà thôi miên nổi tiếng.

Lúc bấy giờ, 3 người này được xem là 3 thiên tài trong lĩnh vực “Liệu pháp Thay đổi”: giúp những bệnh nhân khó nhất tạo ra được sự thay đổi trong khi những nhà liệu pháp khác thất bại.

Hình mẫu

Bandler và Grinder  đã quan sát, ghi chép và hình mẫu hóa công việc của bộ ba kỳ diệu này, bằng việc cẩn thận nghiên cứu :

+ Cách họ sử dụng ngôn ngữ
+ Những quy trình tư duy thuộc về hành vi và hành động họ sử dụng

Hai nhà nghiên cứu đã nhận ra những khuôn mẫu, những cấu trúc mà một khi được sao chép, sẽ cho phép những cá nhân khác nhau tạo ra những kết quả gây kinh ngạc. Chúng được gọi là những hình mẫu.

Và họ đặt tên cho công trình của mình bằng 3 từ Lập trình Ngôn ngữ Tư duy

Định nghĩa NLP

1.    Định nghĩa NLP bằng hình mẫu:

NLP là khoa học và nghệ thuật về “Chiến lược thành công” (Stratagies of Excellence), “Hình mẫu thành công” (Models of Excellence) – Phương pháp khiến người ta xuất sắc trong một lĩnh vực và dạy những hình mẫu này cho những người khác.

+ Nghệ thuật: mang phong cách độc đáo cá nhân;
+ Khoa học: có phương pháp, có quy trình.

2.    Phân tích tên gọi

+ Lập trình: từ mượn của tin học: Cấu trúc, quy trình và thói quen chỉ đạo hành vi của chúng ta – Cách thức chúng ta chọn để tổ chức những ý tưởng và hành động để tạo ra kết quả;
+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ, giao tiếp – Cách sử dụng, sự hiểu biết từ ngữ để giao tiếp đối với thế giới bên ngoài và giao tiếp với chính bản thân chúng ta;
+ Thần kinh: tư duy, suy nghĩ và hệ thống thần kinh.

NLP thông qua những công cụ, kỹ thuật để gây ảnh hưởng tư duy con người. Thông qua NLP, bạn có thể hiểu đầy đủ về cách não bộ hoạt động, những gì quyết định suy nghĩ và hành động, và cách bạn có thể tác động đến nó.

Cơ sở lý luận của NLP

+ Sinh học (Biology)
+ Khoa học về thần kinh – não bộ (Neuronology/neuroscience)
+ Khoa học về tâm lý (Psychology)
+ Sinh lí học (Physiology)
+ Nhân chủng học (Anthropology)

Tại sao bạn nên học Lập trình Ngôn ngữ Tư duy?

1.    Sức mạnh thay đổi của LTNNTD

+ Sợ hãi à Tự tin
+ Thói quen xấu à Thói quen tốt
+ Tiêu cực à Tích cực
+ Chữa những căn bệnh vô phương cứu chữa: Chữa bệnh ì, bệnh lười, bệnh sợ, tự ti, trì hoãn

 2.    Sức mạnh trị liệu của NLP:

Những vết thương tinh thần
+ Những xung đột nội tâm
+ Gây dựng niềm tin mới

  3.    Cơ chế tác động của NLP? (NLP theo đổi cuộc sống của bạn theo cách nào?

–  Tối ưu hóa Thân – Tâm – Trí:

Nguồn lực lớn nhất để thành công chính là bản thân (Thân, Tâm, Trí)

+ Thân (Body)
+ Tâm (Soul)
+ Trí (Mind – Brain)

Bạn có phung phí % nào trong 3 nguồn lực này. Loài người chỉ mới sử dụng 2% sức mạnh não bộ. 98% kia ở đâu, và làm thế nào để “bung”nó ra. NLP giúp bạn đạt được mục tiêu của bản thân nhờ tối ưu hóa những nguồn lực này. Có thể nói, NLP là “chiếc chìa khóa” mở ra kho báu vô hạn bên trong bạn.

–  NLP tái cấu trúc chương trình được cài sẵn trong não bộ -máy tính sinh học của bạn:Nếu bộnão là máy tính, thì tư duy và não bộ là phần mềm. Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, máy tính của bạn bị nhiễm những virut và làm hư phần mềm, kết quả là, chúng bị kẹt với:

+ Những thói quen, tật xấu khó trị
Những kiểu tư duy sai lệch
+ Những cách hành động dễ dãi, sai lầm

NLP tạo ra sự thay đổi tận gốc rễ vì nó bắt đầu từ não bộ của bạn. Ta có thể diệt được vi rút ở máy tính, diệt được sâu hại trên cánh đồng, ta cũng có thể diệt được “những vi rút”, “những sâu hại” của não bộ. Ta có thể nâng cấp được máy tính, có thể cải tạo được đất trồng, ta cũng có thể nâng cấp, cải thiện bộ não của ta.

 –  Thông qua việc thấu hiểu suy nghĩ ẩn đằng sau những hành vi, bạn sẽ thấu hiểu ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của:

+ Niềm tin
+ Giá trị
+ Cấu trúc thói quen
+ Nhận thức về cuộc sống

đến cách bạn chọn phản ứng với thế giới, ảnh hưởng qua lại giữa bạn và nó.

 4. NLP khác với Kỹ năng mềm như thế nào?

Tại sao học rất nhiều kỹ năng vẫn chưa tạo ra sự thay đổi lớn? Nếu bạn học rất nhiều kỹ năng nhưng chưa tác động vào quy trình hoạt động của não bộ, thì cũng giống như việc bạn cố đổ nước vào một cái thùng bị thủng. Dù cố gắng đổ nhiều thế nào thì thùng vẫn không thể đầy lên được. Nó cũng giống như việc bạn cố gắng giảm cân bằng cách tập thể dục mỗi ngày 4 tiếng nhưng nhét vào mồm hết 10 thanh sôcôla. Đó là những thay đổi tạm thời, bề nổi. NLP tạo ra một sự thay đổi vừa cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chiều rộng trên nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực, và ở mỗi khía cạnh, mỗi lĩnh vực là một sự thay đổi sâu sắc, lâu dài. Học một thói quen mới đã khó, duy trì được thói quen mới càng khó khăn hơn gấp bội phần.

NLP là kỹ năng học các kỹ năng: NLP tăng cường kỹ năng học tập bất cứ kỹ năng nào bạn muốn: Với NLP, bạn học Kỹ năng mềm nhanh hơn.

Phạm vi ứng dụng

+ Cá nhân
+ Xã hội
+ Môi trường làm việc

Những gương mặt điển hình thành công nhờ LTNNTD

Ban đầu, NLP dường như là một ngôi sao lấp lánh; sau đó, tôi nghĩ NLP như một nhà ảo thuật đầy bí ẩn và uyên thâm; đến nay tôi nghĩ nó như người bạn trung thành, đáng tin cậy, và tôi không thể tưởng tượng nổi cuộc đời mình sẽ ra sao nếu không có NLP (Gerry Schmidt).

* Anthony Robbins
* T.H.Eker
* Adam Khoo
* Patrica Dilts
* Barack Obama
* Bill Clinton
* Lance Amstrong
* Tiger Woods

 Trong NLP, bạn được học những gì?

+ Vận hành chiếc siêu máy tính của bạn – các nguyên lý hoạt động căn bản của trí óc;
+ Thay đổi tư duy, hành động và cảm xúc bất cứ lúc nào và bất cứ khi nào bạn muốn;
+ Trở thành kiểu người bạn muốn;
+ Cải thiện nhận thức về bản thân, nâng cao sự tự tin, thoát khỏi những nỗi sợ hãi không đáng có.

Nguồn: http://hanhtrinhthanhcong.com

Kỹ thuật tự do với cảm xúc EFT (Emotional Freedom Technique) là gì

Khoa học đã chứng minh, các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực của con người sẽ ảnh hưởng ngay đến các mặt của đời sống: thể chất, tình cảm, tâm trí, tinh thần.

Không ai muốn cố ý tạo ra cho mình một suy nghĩ tiêu cực để làm mình căng thẳng, buồn chán, ảnh hưởng đến mục tiêu tương lai, gây nên bệnh tật trong cơ thể…, tuy nhiên, nhiều khi ta không thể hiểu tại sao những suy nghĩ tiêu cực cứ xuất hiện trong thời điểm đưa ra những quyết định, dự định quan trọng, thậm chí có người không biết là mình đang có suy nghĩ tiêu cực. Họ thực hiện đủ các kiểu positive affirmations (như là các tuyên bố về tiền nếu ai đã học khóa học MMI của T Harv Eke), áp dụng các quy luật vũ trụ như luật hấp dẫn, nhưng không có kết quả hoặc nếu có thì rất hạn chế.
Có một cách để các bạn giải tỏa được mọi căng thẳng, niềm tin giới hạn nhằm hướng tới mục tiêu hạnh phúc, tự do, thăng bằng trong cuộc sống rất hiệu quả. Bạn đã nghe về kỹ thuật EFT chưa?
EFT là Emotional Freedom Techniques, là một nhóm các kỹ thuật nhằm thay đổi suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc theo hướng tích cực, kỹ thuật này do Ông Gary Craig và Adrienne Fowlie phát triển năm 1995 dựa trên nghiên cứu tiến sỹ tâm lý học người Mỹ, Roger Callahan.
Gary Craig đã nói: ‘nguyên nhân của mọi vấn đề trong cảm xúc là do có sự tắc nghẽn trong hệ thống năng lượng của cơ thế’. Vì vậy chức năng chính của EFT là khơi thông được  hệ thống năng lượng đó bằng cách dùng tay vỗ vào một số huyệt đạo,  đưa con người đi đến trạng thái thoải mái, suy nghĩ rõ ràng và đến mức độ cao hơn, sẽ hiểu rõ và kết nối được với con người lý tưởng của mình.

Điểm tắc nghẽn trong trường năng lượng (do cảm xúc bị căng thẳng, đè nén…) làm các huyệt không được lưu thông trong cơ thể, năng lương không được lưu thống lại được kết nối đến tiềm thức (subconscious) và các suy nghĩ, cảm xúc của chúng ta phần lớn do phản ứng của phần tiềm thức, nơi mà phần ý thức của ta không tiếp cận được. Khi khơi thông được mạch chảy này thì ta sẽ đạt được những điều mình mong muốn về các mặt thể chất, tâm trí, tình cảm và tinh thần.

EFT (Emotional Freedom Techniques)

eftEFT được mô tả như một hình thức châm cứu không dùng kim. Đó là một kỹ thuật chuyển hóa / chữa lành về cảm xúc (ví dụ như: chấn thương, nỗi sợ hãi, đau buồn, giận dữ, tội lỗi, lo lắng…), kỹ thuật này có khả năng làm giảm các triệu chứng về mặt thể chất (các cơn đau, đau đầu, hen xuyễn…).

Tiếp cận về mặt lý thuyết“nguyên nhân của bất kỳ một cảm xúc tiêu cực nào đều là một sự nhiễu loạn trong hệ thống năng lượng của cơ thể”.

Kỹ thuật:
Người ta sẽ gõ nhẹ nhàng vào các điểm đặc biệt trên hệ thống kinh lạc trong khi người được gõ (người được trị liệu) tập trung suy nghĩ về vấn đề của họ. Bằng cách gõ như vậy, hệ thống kinh lạc vốn bị rối loạn sẽ được cân bằng trở lại khi người được gõ nghĩ về cảm xúc đã gây ra sự rối loạn đó. Một khi đã được cân bằng, người được trị liệu sẽ không còn bị rối nhiễu bởi sự kiện đó nữa, ngay cả khi người đó cố gắng thử trạng thái rối nhiễu đó lại. Trí nhớ, ký ức thì vẫn còn đó, nhưng trách nhiệm về cảm xúc đi kèm thì đã được giải phóng.

Nguồn gốc của EFT
EFT là một kỹ thuật được phát triển bởi Gary Craig, một kỹ sư thuộc trường Tổng hợp Stanford. Gary không phải là nhà trị liệu, cũng không phải là nhà tâm lý học. Nhưng sự thay đổi và sự lành bệnh của các cá nhân đã thu hút, mê hoặc ông từ hơn 30 năm, và ông đã trở thành một người đứng đầu được thụ phong, bậc thầy thực hành PNL, và bậc thầy thực hành các kỹ thuật Callahan. Trên thực tế, một số lượng lớn các khái niệm đã tìm lại trong EFT thì đã được tìm thấy về mặt nguồn gốc trong phương pháp của Thought Field Therapy (trị liệu bằng các trường tư tưởng) của Roger J. Callahan.

Ai có thể sử dụng EFT?
Trên khắp thế giới, hàng ngàn nhà trị liệu sử dụng EFT phục vụ cho lợi ích của khách hàng của họ, chứng tỏ sự tin tưởng vào EFT và sự thành công của EFT, ngay cả đối với những nan đề rất phức tạp.
Hiệu quả của EFT không cần phải chứng minh, và nó cho phép, gần như là luôn luôn, đạt được các kết quả tức thời và lâu dài. EFT mang đến sự giảm nhẹ thực tế, mà để có được sự giảm nhẹ đó, các cách tiếp cận trị liệu khác đã thất bại. Tỉ lệ thành công là 80% trở lên, và các tác dụng phụ của nó gần như luôn luôn tích cực.

Ai có thể học EFT?
Tất cả mọi người đều có thể học EFT một cách dễ dàng. Kỹ thuật cơ bản được giới thiệu ở phần sau, cũng như lịch đào tạo của Louise Gervais, một người tiên phong trong việc phát triển EFT cho cộng đồng những người nói tiếng pháp.

Người dịch: Ngô Thị Thu Huyền

Nguồn: https://guerisonssolutions.wordpress.com/eft-emotional-freedom-techniques/

 

 

EMDR (Eye Movement Desensitization & Reprocessing) – một cách tiếp cận trị liệu tâm lý mới

EMDR chủ yếu hướng đến những người có một sự biến đổi đáng kể các hành vi, một cách có ý thức hay vô thức, là hệ quả của một chấn thương tâm thần trong quá khứ (tai nạn, bị mưu hại, xâm kích, áp lực tinh thần hay thể chất, bạo lực…). Những người này thường xuyên sống lại các sự kiện chấn thương đó dưới dạng chớp nhoáng, hay các giấc mơ, và có thể có các phản ứng mạnh hay thiếu kiểm soát, những phản ứng này dẫn đến sự thay đổi một cách đáng kể các thói quen trong cuộc sống hàng ngày của họ. Những phản ứng này, ngay cả khi được coi là giải pháp phù hợp khi chấn thương, thì chúng cũng không được coi là phù hợp sau chấn thương.

Những biểu hiện thường xảy ra nhất đối với trạng thái này là:

  • Khủng hoảng lo hãi
  • Suy sụp, trầm uất
  • Hồi tưởng chớp nhoáng
  • Mất ngủ
  • Trạng thái báo động thường trực
  • Khó tập trung
  • Khó khăn trong quan hệ tình dục
  • Khó khăn trong các mối quan hệ
  • Lo hãi vô lý
  • Không ổn định về mặt cảm xúc
  • Không có khả năng chịu đựng tất cả những điều gợi nhắc lại tình huống gây chấn thương
  • Các nỗi ám sợ

emdr-schema

EMDR : một phương pháp thực sự?

Di chuyển đôi mắt để chữa lành tinh thần? Đó là thách thức của EMDR, phương pháp được khởi xướng bởi nhà tâm lý học người Mỹ Francine Shapiro, tác giả của cuốn sách Đôi mắt để chữa lành vừa được xuất bản tại Pháp. Các kết quả thật đáng ngạc nhiên. Với điều kiện sử dụng kỹ thuật này một cách có ý thức.

Một cách tình cờ, trong một cuộc đi dạo vào tháng 5 / 1987, nhà tâm lý học người Mỹ Francine Shapiro đã phát hiện ra rằng, “những suy nghĩ tiêu cực đơn giản có tính ám ảnh” biến mất khi cô làm cho đôi mắt của cô di chuyển tới lui thật nhanh từ trái sang phải. Cô thực nghiệm những điều đó trên các bệnh nhân của cô và tạo ra EMDR, với những kết quả rực rỡ – nhất là đối với các tình trạng căng thẳng sau chấn thương (tâm thần) (ESPT) mà các nạn nhân phải chịu đựng về những xung đột, những xâm hại, bạo lực về tình dục hay những thảm họa về thiên nhiên.
Trở thành nhà nghiên cứu ở Viện nghiên cứu trí tuệ của Palo Alto, tiến sĩ Shapiro đã nhận được giải thưởng Sigmund Freud vào năm 2002, giải thưởng cao nhất về tâm lý trị liệu. Cùng lúc đó, 60 ngàn nhà thực hành được đào tạo EMDR trên khắp 80 quốc gia, một hiệp hội nhân đạo ra đời để hỗ trợ sau các thảm họa lớn. Các nghiên cứu về ESPT dưới sự hướng dẫn của các tổ chức của Mỹ trên các cựu chiến binh đã khẳng định hiệu quả của EMDR. Những người được trị liệu cho đến nay được tính đến con số nhiều ngàn người (ở Mỹ, mỗi nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của các thảm họa, tai nạn máy bay… có cơ hội được điều trị kịp thời bằng EMDR).

KHI NÀO?


Sau chấn thương, sang chấn
Phương pháp không được chỉ định đối với trường hợp bị sốc nặng, nhưng được chỉ định đối với những sang chấn nhẹ hơn, như là những kinh nghiệm đau buồn, để lại những ký tức mang tính chịu đựng. “Đi tư vấn vì những nỗi lo lắng và đau buồn mà tôi chẳng tìm được từ đó bất kỳ nguyên nhân nào, Cécile kể, tôi đã chọn một ký ức đau buồn mà tôi phải chạy trốn. Sau một loạt những “lục soát, ra quét” về vấn đề, tôi cảm thấy nỗi đau khổ trở nên mạnh hơn ở 2 chân tôi. Nhà trị liệu của tôi đã yêu cầu tôi xem xét các ngón tay và trả lời:”OK, chúng ta sẽ làm cho nó biến mất!” Nỗi đau khổ và cảm xúc liên quan tới ký ức đã biến mất trong một thời gian rất ngắn. Sau đó, chúng tôi đã thiết lập một niềm tin tích cực thay thế cho niềm tin tiêu cực có liên quan tới cảm xúc này. “Tôi trống rỗng” được thay thế bằng “tôi làm một người khỏe mạnh”. Đột nhiên, rất bình tĩnh, tôi cảm nhận hơi thở như chưa bao giờ có trước đây.”
EMDR có thể hiệu quả trong các kiểu bệnh khác, như chứng nghiện ma túy, chứng chán ăn, hay chứng trầm uất. “Phương pháp này mở ra những triển vọng mới to lớn, như bệnh trầm cảm không có nguyên nhân chấn thương hay chứng tâm thần phân liệt giai đoạn đầu”, Jacques Roques, một nhà tâm lý học, nhà phân tâm, và phó chủ tịch hiệp hội EMDR – Pháp, giải thích. Chỉ các trường hợp loạn thần, tình huống tự tử và các khó khăn về tim mạch nằm trong số các chống chỉ định.

NHƯ THẾ NÀO?


Phân tách cảm xúc và ký ức.
Ký ức và cảm xúc tiêu cự chống lại niềm tin tích cực. Liệu bí mật nằm trong sự căng thẳng giữa các biểu hiện mâu thuẫn; trong sự đánh giá, xem xét nhiều lần sự kiện; hay trong sự rà quét bí ẩn của mắt? Marie, giáo viên tiểu học, khoảng 30 tuổi, đưa ra những chi tiết liên quan: “khi ở trạng thái sống lại ký ức và với cảm xúc mà sự kiện gây ra, tôi trở nên cố định các chuyển động mà nhà trị liệu đang thực hiện với tay của mình, từ trái sang phải. Khoảng mười lăm lần tới lui một cách có nhịp điệu, ở khoảng rộng cỡ 1 mét. Sau đó, chúng tôi ngừng và nói lại về sự kiện và cảm xúc của tôi. Tôi có cảm giác rằng nhà trị liệu tìm cách cho tôi hoàn toàn trở lại tình huống đó. Sau lượt chuyển động thứ hai, tôi cảm thấy rất khác, yên bình hơn. Chúng tôi lại bắt đầu lại 2 lần nữa, với lần nghỉ ở giữa để đánh giá lại mức độ của cảm xúc. Cuối cùng, tôi cảm thấy được xoa dịu.”

“Có thôi miên ở trong đó, và rất nhiều thứ mô phỏng theo sophrologie (thư giãn tâm thể),theo chủ nghĩa hành vi và khoa học nhận thức”, Francine Shapiro nói. Nhưng ký ức về sang chấn không tự nó tiêu tan được, không một tiếng vỗ tay nào có thể xóa bỏ ngay cả một khoảng thời gian. Sự dễ chịu không đến từ ám thị hay thư giãn, và cũng không phải bằng ít nhớ tới sự kiện sang chấn. Nó không nhờ vào từ ngữ, hình ảnh hay âm thanh như trong phần lớn các liệu pháp trị liệu khác. “Nó hoàn toàn khác, Marie giải thích. Tôi ở đúng trung tâm của cảm xúc, người ta gọi lại cảm xúc đó, và dần dần, cảm xúc đó rời bỏ chúng tôi, hay ít nhất là nó thu gọn lại ở đâu đó và không gây đau khổ cho tôi nữa. Người ta vẫn biết cảm xúc là như vậy, rằng người ta đã trải qua nó, nhưng đó chỉ còn là ký ức.”. “Tôi nhìn lại quá khứ theo một cách khác, Claire, 50 tuổi, nhà tư vấn, nhấn mạnh. Thay vì phải chịu đựng, tôi cảm thấy được bảo vệ và trở nên linh hoạt hơn.”

TẠI SAO?


Làm cảm xúc trở nên im lìm.
Ngay cả nếu EMDR dựa trên định đề rằng: tinh thần, cũng giống như cơ thể, sở hữu khả năng tự chữa lành, người ta cũng có thể đặt ra một câu hỏi đơn giản như vậy. Câu trả lời nằm ở khái niệm mới của chấn thương, có liên quan tới thần kinh học. “Mỗi sự kiện gây đau khổ để lại một dấu vết trên vỏ não, David Servan-Schreiber, chủ tịch hiệp hội EMDR Pháp nói. Điều này gây ảnh hưởng tới việc “tiêu hóa”, việc mà cho phép các cảm xúc đi kèm ký ức tự trở nên im lìm, bất động. Trừ khi sự chấn thương quá mạnh hoặc diễn ra tại thời điểm mà chúng ta rất dễ bị tổn thương. Trong trường hợp đó, hình ảnh, suy nghĩ, âm thanh và các cảm xúc đi kèm sự kiện được lưu trong vỏ não, và sẵn sàng được kích hoạt lại để gợi nhớ tới sang chấn. Trong EMDR, các chuyển động nhãn cầu “giải phóng” các thông tin sang chấn và kích hoạt lại hệ thống chữa lành tự nhiên của vỏ não để nó có thể hoàn tất công việc của nó.”

Không khẳng định sự chắc chắn, Francine Shapiro đề xuất một sự liên quan giữa EMDR và giấc ngủ có chuyển động nhanh của mắt, đây là thời điểm người ta mơ, là lúc người ta sắp xếp lại các phần của trí nhớ. Bởi vì hiển nhiên, tất cả mọi điều đều dựa trên trí nhớ, trên sự mã hóa các ký ức và các cảm xúc đi kèm. Điều mà EMDR quan tâm, đó là “định dạng lại” sự mã hóa này. Bị chìm đắm với quá khứ để có các nhận thức về cảm giác tại thời điểm xảy ra sự kiện, do các kích thích về cảm giác, bệnh nhân bị hướng tới việc tập trung hoạt động của não vào thời điểm hiện tại. Sự phân chia này sinh ra khả năng xử lý lại sự sang chấn bằng sự phân chia cảm xúc và ký ức. Do đó mà thực tế là nó không biến mất. Nó chỉ giải phóng trách nhiệm về cảm xúc, ví dụ như sang chấn khi mất người thân.

VỚI AI?


Lựa chọn một nhà trị liệu phù hợp.
Sự kích hoạt lại chấn thương không phải là không có rủi ro. “Rất nhiều thứ gợi lại giữa các buổi làm việc, Cécile kể. Ví dụ, tôi chịu đựng một sang chấn từ khi còn nhỏ, điều mà tôi đã hoàn toàn quên mất nó.” Một sang chấn có thể ẩn dấu dưới nó một điều gì đó khác, không cần thiết thực hành EMDR với một nhà phân tâm hay một nhà tâm lý học thuần túy.

EMDR NÓI VỀ CÁI GÌ?


EMDR : Giải cảm ứng và thiết lập (lập trình) lại bằng các chuyển động nhãn cầu.
NGUYÊN LÝ: “Nếu một sự kiện gây đau khổ là khó “tiêu hóa” bởi vì quá bạo lực, các hình ảnh, các âm thanh và các cảm xúc có liên quan tới sự kiện được lưu giữ ở trong não, và sẵn sàng được kích hoạt lại để gợi nhớ lại sang chấn. David Servan-Schreiber, nhà tâm thần học giải thích. Các chuyển động nhãn cầu giải phóng các thông tin gây sang chấn và kích hoạt lại hệ thống chữa lành tự nhiên của não để nó hoàn tất công việc của nó”.